Hướng đi cho ôtô khi áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro4

Theo tính toán, khi đổi động cơ từ Euro 2 sang Euro 4, sẽ làm giá xe tăng thêm đáng kể.

Hiện hầu hết xe nhập nguyên chiếc, hoặc lắp ráp trong nước vẫn sử dụng động cơ tiêu chuẩn Euro 2 và 3. Từ ngày 1/1/2017, Cục Đăng kiểm Việt Nam dừng cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho các xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 2 được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Khi đổi động cơ từ Euro 2 sang Euro 4 giá xe tăng dự kiến lên tới 30%, chủ yếu ở phân khúc xe tải và xe khách 16 chỗ trở lên.

Ngoài ra vấn đề về chất lượng xăng dầu không đảm bảo vẫn là một bài toán khó. Xăng dầu sản xuất tại Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn Euro 4, để đáp ứng phải nhập khẩu và bán cùng với xăng dầu tiêu chuẩn Euro 2 và 3, nên không chỉ xe tăng giá mà chi phí sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa cũng tăng theo.

huong-di-cho-oto-khi-ap-dung-tieu-chun-khi-thai-euro4

Khi đổi động cơ từ Euro 2 sang Euro 4 giá xe tăng dự kiến lên tới 30%, chủ yếu ở phân khúc xe tải và xe khách 16 chỗ trở lên.

Tuy nhiên dù sớm hay muộn, áp dụng tiêu chuẩn Euro để kiểm soát lượng khí thải là nhiệm vụ cần thiết bởi những ảnh hưởng về môi trường và sức khỏe con người.

Theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 từ ngày 1/1/2017 đối với xe chạy xăng. Tuy nhiên, đối với ôtô chạy bằng nhiên liệu diesel thì Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lùi một năm, tức là tiêu chuẩn khí thải Euro 4 áp dụng từ ngày 1/1/2018, do sự chậm trễ trong việc giới thiệu nhiên liệu diesel Euro 4 ra thị trường.

Đại diện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xe tải cho biết sẽ chấp hành các quy định, chính sách của Nhà nước. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp cải thiện ô nhiễm môi trường nói chung và các vấn đề ô nhiễm tại các thành phố lớn nói riêng.

Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt vì dân số đông và GDP tăng trưởng nhanh. Hiện ở Việt Nam, quy hoạch ngành công nghiệp ôtô và kế hoạch hành động đã được ban hành nhưng chính sách hỗ trợ cho ngành sản xuất ôtô trong nước chưa được rõ ràng, cụ thể. Do đó, VAMA đề xuất Chính phủ cần có chính sách thuế và các chính sách liên quan đến ôtô ổn định, đồng bộ nhằm giúp thị trường tăng trưởng bền vững.

Về ngắn hạn, VAMA hy vọng Chính phủ sẽ giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhằm giảm chênh lệch chi phí sản xuất của xe trong nước với xe nhập khẩu. Đồng thời, có những ưu đãi sản xuất cho các nhà sản xuất nội địa để duy trì sản xuất trong nước khi thị trường chưa đủ lớn.

Hãy chia sẻ với chúng tôi trên mạng xã hội:

Bình luận, hỏi đáp thắc mắc của bạn bè về bài viết

Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:
535
Hôm nay:
2
Hôm qua:
563
Tuần này:
15,010
Tuần trước:
22,012
Tháng này:
556,672
Tháng trước:
602,859
Tất cả:
7,289,021
Scroll